Cách Trồng Lan Chuẩn Tại Nhà

Chào các bạn, có nhiều người mới chơi lan, thường hỏi: Cây của em tên là gì? Cách trồng hoa lan và chăm sóc hoa lan như thế nào? Là người trồng lan có chút thâm niên, mạn phép chia sẻ với các bạn mới chơi một số kiến thức cơ bản về lan như sau:


1. Phân loại lan theo môi trường sống (3 loại)
a) Địa lan: Cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất
b) Phong lan: Cây lan sống trong không khí
c) Bán địa lan: Cây lan có thế sống trong môi trường không khí và trong đất.
2. Phân loại Phong lan theo hình thái thân cây (2 nhóm)
a) Phong lan đơn thân (Đai châu, quế, nhạn, tam bảo sắc, cáo, sóc, hải yến…): Cây lan có một thân duy nhất, lá mọc từ dưới lên đỉnh, hoa nở dọc theo thân ở nách lá, chồi phát triển ở ngọn.
b) Phong lan đa thân (Trầm, phi điệp, giả hạc, kiều, đùi gà, hoàng lạp, Cát lan…): Có thân ngầm phát triển theo chiều ngang, trên nảy các chồi tạo thành nhiều thân (giả hành). Hoa mọc nửa trên hoặc ở đỉnh giả hành.
3. Môi trường trồng phong lan
Người chơi lan bình thường: Sân thượng, mái hiên, lan can. Đảm bảo các yếu tố thoáng mát, có nắng và đủ độ ẩm.


4. Cách trồng lan và chăm sóc
Cần biết tên và đặc điểm sinh trưởng loại cây mình định trồng để có chế độ chăm sóc phù hợp. Khi nào thì ghép cây, ghép vào giá thể nào, khi nào thì tưới nước, bón phân…
5. Một số nguyên tắc chungkhi trồng lan:
a) Chế độ tưới nước:
Nguồn nước tưới cho lan không bị nhiễm phèn, mặn và những tạp chất. Độ pH tốt nhất cho lan khoảng 5-6. Nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
>> Xem thêm Làm Gì Khi Trẻ Biếng Ăn
b) Chế độ bón phân:
+ Nhìn chung lan cần cung cấp khoảng 13 loại chất dinh dưỡng khoáng và thuộc các nhóm, đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm 👎, Lân và Kali. Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng gồm Sắt và Kẽm và Đồng, Mangan, Bo, Molypđen và cả Clo.
+ Lan trong thời gian sinh trưởng thân và lá mạnh cần 1 lượng đạm rất cao, phân lân và phân kali thấp, trước khi ra hoa cần hàm lượng lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần hàm lượng kali khá cao, lân và đạm thấp hơn.
+ Phong lan rất cần phân bón nhưng tính chất giống lại không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao đâu nhé. Các bạn chỉ nên bón phân với nồng độ thấp hơn hoặc bằng so với hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.


c) Chế độ chiếu sáng:
+ Tùy loại lan mà chọn chiếu sáng cho phù hợp. Có một số giống phong lan ít chịu nắng như lan Hồ Điệp, nó có thể chịu được 30% nắng, Lan Cattleya chịu được khoảng 50% nắng và lan Vanda do lá hẹp nên nó chỉ có thể chịu được khoảng 70% nắng.
+ Việc chiếu sáng ánh nắng còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Lan con từ 0 đến 10 tháng chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, Lan nhỡ hơn từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng có thể chịu ánh sáng được đến 70% và lúc cây ra hoa cần 1 lượng chiếu sáng nhiều hơn.
d) Phòng trừ sâu bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
+ Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ môi trường trồng lan thoáng mát, sạch sẽ. Phun thuốc phòng bệnh định kỳ.
+ Khi cây bệnh thì tùy thuộc vào từng loại sâu bệnh hại lan mà có biện pháp xử lý khác nhau. Những loại thuốc phun cho lan đều có liều lượng và nồng độ phun được ghi trên nhãn mác bao bì sản phẩm.
Xin chia sẻ thêm một chút kiến thức về cách trồng lan và chăm sóc đối với các loại lan mà mình đang trồng tại vườn nhà. Đây là những gì mà mình tổng hợp, đúc rút từ thực tế vườn nhà và các nguồn khác trên mạng. Trước là để các bạn mới chơi đỡ mất công tìm kiếm. Sau là để nhờ các bạn có nhiều kinh nghiệm giúp chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn thiện hơn. Chúc các bạn sớm có vườn lan đẹp, thỏa mãn đam mê.
Nguồn: Minh Trí
>> Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh
>> Cách Làm Trắng Da Tại Nhà, Hiệu Qủa Ngay